Như chúng ta đã biết, những vật dụng trong là tắm thường bị ảnh hưởng bởi độ ẩm của không khí, điều kiện bên trong nhà vệ sinh vì vậy sau một thời gian dài sử dụng sẽ khiến chất lượng, thẩm mỹ của sản phẩm bị giảm đáng kể. Hãy bỏ túi ngay những mẹo làm sạch thiết bị vệ sinh, dụng cụ nhà tắm đơn giản mà AL Việt Nam giới thiệu ngay sau đây, không gian nhà tắm của gia đình bạn sẽ trở nên sạch sẽ và thoáng đãng hơn, giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái khi bước vào không gian nhà tắm của gia đình. Xem ngay!
1. Gương nhà tắm
Gương được coi là một vật dụng không thể thiếu trong những không gian nhà vệ sinh hiện đại. Nó vừa được coi là vật trang trí, giúp không gian được thoáng đãng, rộng rãi hơn, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, gương bị ố vàng, các vết bẩn bám trên bề mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. Hãy thực hiện những cách đơn giản sau đây, gương phòng tắm của gia đình bạn sẽ được làm sạch nhanh chóng.
Cách làm sạch:
- Sử dụng xà phòng: dùng nước xà phòng thoa đều lên bề mặt gương, sau đó dùng giẻ khô lau lại thật sạch là các vết bẩn sẽ được đánh bay hoàn toàn.
- Dùng giấm trắng: chuẩn bị 1 cốc nước ấm và đổ một ít giấm trắng vào, tạo thành một hỗn hợp. Tiếp đó sử dụng giả lau sạch là thấm vào hỗn hợp đó, vắt ráo nước tiến hành chà đều lên bề mặt gương, đặc biệt là ở những vùng gương bị ố vàng.
- Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng: áp dụng với những chiếc gương quá bẩn, hãy dùng nước sạch vệ sinh toàn bộ bề mặt gương. Dùng bàn chải thấm dung dịch và chà lên bề mặt gương, đợi khoảng 1 phút sau đó xả sạch gương với nước. Sau đó, bạn sẽ thấy hiệu quả khá bất ngờ đó.
2. Bồn cầu
Sử dụng hóa chất tẩy rửa để vệ sinh bồn cầu sẽ ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của bạn. Đặc biệt với những chất tẩy rửa có tính axit mạnh sẽ khiến bề mặt bồn cầu dễ bị ăn mòn, lớp men bề mặt sẽ bị ăn mòn, bị đổi màu và gây ố vàng. Bỏ túi ngay bí quyết vệ sinh bồn cầu bằng nguyên liệu tự nhiên sau đây:
Cách thực hiện:
- Sử dụng chanh tươi: pha hỗn hợp nước chanh tươi và bột giặt, đổ trực tiếp hỗn hợp lên bề mặt bồn cầu những các vết ố vàng. Để như vậy khoảng 20 phút, sau đó sử dụng bàn chải mềm cọ thật sạch để các vết ố vàng biến mất hoàn toàn.
- Giấm trắng và baking soda: đổ baking soda trực tiếp vào bề mặt bồn cầu, sau đó đổ giấm sẽ thấy hiện tượng sủi bọt. Để như vậy khoảng 20 phút sau đó dùng bàn chải cọ để vệ sinh thật sạch các vết bẩn trên bề mặt bồn cầu nhé!
3. Két nước bồn cầu
Két nước của bồn cầu được làm bằng chất liệu sứ vệ sinh cao cấp, vì vậy để vệ sinh két nước bồn cầu bạn hoàn toàn có thể sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để đạt được hiệu quả sử dụng tối ưu nhất. Để có thể làm sạch két nước bồn cầu một cách nhanh chóng nhất, việc của bạn là phải chuẩn bị kỹ các dụng cụ như: găng tay, giấm trắng, dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, bàn chải đánh răng cũ.
Cách thực hiện:
- Tắt nguồn cung cấp nước đến két nước.
- Mở nắp két nước và đổ trực tiếp giấm trắng vào bên trong két ( lưu ý đổ không cao hơn 3cm của hệ thống phao bồn cầu )
- Để như vậy trong khoảng 15 phút ( thời gian này giấm trắng sẽ loại bỏ hoàn toàn các vết cặn bẩn trong két nước)
- Sử dụng bàn chải đánh răng cũ để loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn còn bám lại trên thành két nước.
- Cuối cùng, hay mở nguồn cung cấp nước sau đó nhấn nút xả nước để tất cả các vết bẩn được cuốn trôi hoàn toàn.
- Đối với bên ngoài của két nước, bạn có thể làm tương tự như việc vệ sinh bồn cầu phía trên.
4. Vòi chậu
Đối với những vết bẩn, vết hoen gỉ trên vòi chậu khó có thể vệ sinh, bạn có thể tận dụng một chiếc bàn chải đánh răng cũ để vệ sinh những ngóc ngách mà tay không thể chạm tới. Bằng những cách đơn giản sau đây, chiếc vòi chậu của gia đình bạn sẽ được làm sạch một cách hiệu quả:
Cách thực hiện:
- Hỗn hợp nước rửa bát và nước ấm: sử dụng khăn mềm thấm và xoa đều hỗn hợp lên bề mặt vòi chậu bị bám bẩn, ố vàng, hoen gỉ, sau đó dùng bàn chải đánh răng cũ, chà đi chà lại các vết bẩn sau đó xả sạch lại với nước.
- Tận dụng vỏ chanh, vỏ cam, vỏ bưởi: trong vỏ chanh có chứa lượng axit khá cao có thể đánh bay hoàn toàn các vết dầu mỡ trên chiếc vòi bếp, vết bám bẩn trên bề mặt vòi chậu nhà vệ sinh. Cố gắng cọ càng lâu, càng nhiều càng tốt, tinh chất trong vỏ chanh sẽ giúp đánh bóng bề mặt vòi nhanh chóng và khử mùi hôi vô cùng hiệu quả.
- Baking soda và giấm ăn: rửa thật sạch chiếc vòi chậu, sau đó rắc đều Baking Soda lên bề mặt vòi, từ chân vòi, thân vòi, tay vặn và lên tới đầu vòi. Sử dụng miếng bọt biển chà nhẹ nhàng để bột bám đều lên bề mặt vòi chậu. Sau đó đổ trực tiếp giấm ăn lên bề mặt vòi, khi đó sẽ xuất hiện bọt khí. Tiếp tục sử dụng miếng bọt biển để chà sạch vết bẩn, sau đó vệ sinh bằng nước để thấy hiệu quả nhé.
5. Vòi hoa sen
Sen tắm của gia đình bạn sau một thời gian dài sử dụng nếu không được làm sạch sẽ dẫn tới tình trạng nước chảy yếu, đầu vòi bị rò rỉ nước. Đặc biệt các vết cặn nước, khoáng chất tích tụ lâu ngày trên đầu vòi hoa sen sẽ khiến nước phun không đều và sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể. Hãy áp dụng cách vệ sinh vòi hoa sen mà Showroom Hải Linh giới thiệu để thấy được hiệu quả bất ngờ:
Thực hiện:
Chuẩn bị dụng cụ: giấm trắng, túi ni lông vừa vòi hoa sen, bàn chải đánh răng cũ, khăn lau mềm.
- Bước 1: đổ trực tiếp giấm trắng vào túi ni lông đã chuẩn bị sẵn ( chú ý đổ vừa phải, không quá đầy để khi cho vòi hoa sen vào không bị tràn.
- Bước 2: Đưa túi ni lông này lên vòi hoa sen cho đến khi toàn bộ vòi ngập trong dung dịch
- Bước 3: Dùng dây cột chặt miệng túi
- Bước 4: Ngâm như vậy khoảng 30 phút đến 1 tiếng
- Bước 5: Gỡ túi giấm ra khỏi vòi hoa sen
- Bước 6: Mở sen tắm và để nước chảy tự do để cuốn trôi cặn khoáng
- Bước 7: Sử dụng bàn chải đánh răng cũ cọ rửa đầu vòi hoa sen và sử dụng nước để xả thật sạch
- Bước 8: dùng khăn lau mềm lau bóng đầu vòi hoa sen
Nguồn: AL Vietnam